• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Khó xử lý xe quá tải "trá hình" ra vào cảng Quy Nhơn?

01/06/2017, 10:03

"Nếu xe chạy ở ngoài thì thuộc thẩm quyền xử lý của CSGT, TTGT, trong cảng thì tôi sẽ cho kiểm tra lại".

9

Nhiều xe chở cát vô tư vào cảng Quy Nhơn mà không bị cân tải trọng

Gần một tháng “mục sở thị” hàng loạt xe tải 5 trục “trá hình” rụt 1 chân vô tư chở hàng ra vào Cảng Quy Nhơn (Quy Nhơn, Bình Định) ngay giữa thanh thiên bạch nhật, vi phạm tải trọng, tuy nhiên các đơn vị chức năng tỏ ra ngạc nhiên và than “khó xử lý”.

Bất ngờ về "xe trá hình" rụt chân

Theo ông Phạm Đại Lâm, Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm phương tiện thủy bộ Bình Định, những xe tải 5 trục này vẫn được kiểm định cả 5 trục bánh xe theo thông số kỹ thuật. Riêng trục co rút hoạt động bằng khí nén thì kiểm tra xem hệ thống khí nén giúp xe rút trục có hoạt động ổn định không. Theo thiết kế, trục co rút này vẫn đảm bảo chịu tải như các trục khác.

Xe cát “có ngọn” vô tư vào cảng

Rạng sáng đến gần trưa 17/5, từ phản ánh của người dân, PV Báo Giao thông ghi nhận từng đoàn xe tải 3 trục đề logo Công ty Hiếu Ngọc vô tư chở đầy thành thùng cát lưu thông trên QL19 vào cảng Quy Nhơn. Đây là loại hàng rời, nhưng suốt hành trình từ cổng vào cầu cảng tập kết cát, trước khi vận chuyển lên tàu chở vào phía Nam, các xe này không chịu bất cứ sự kiểm soát tải trọng, cân hàng nào. Loại xe 3 trục này vẫn giữ nguyên kích thước thành thùng cũ, chưa cắt lại theo chiều cao chuẩn (từ 0,6-0,9m tùy theo tải trọng) như quy định Thông tư 42/2014 về thùng xe của các loại xe tải tự đổ… Theo cán bộ Trung tâm Đăng kiểm Bình Định, với kích thước thành thùng, chở đầy hàng cát như thế việc quá tải là rất rõ. PV trao đổi với ông Phúc về vấn đề này, ông Phúc hẹn kiểm tra hệ thống nhưng không hồi âm.

“Thiết kế trục rút của xe được co lên khi chạy không có tải, khi chở hàng thì hạ trục xuống để chịu tải cả 5 trục, nhưng rút lên 1 trục là sai, là quá tải. Xe càng ít trục điều khiển càng dễ do hạn chế được lực ma sát khi qua các đoạn cua, phần sau của xe sẽ ít bị trượt, hơn nữa sẽ giảm được hao mòn nên đôi khi tài xế cố tình rút bớt một trục xe lên để chạy”, ông Lâm nhận định.

Thực tế, nhìn bằng mắt thường cũng thấy hàng loạt xe tải 5 trục vô tư co rút một trục giữa để đậu đỗ hay chở hàng quy cách (hàng bao…) ra vào cảng. Nhưng trao đổi với PV qua điện thoại, ông Trình Văn Nhất, Phó tổng giám đốc Công ty CP Cảng Quy Nhơn vẫn khẳng định: Cảng làm rất tốt công tác kiểm soát tải trọng. Ông Nhất đề nghị PV làm việc cụ thể với ông Nguyễn Hữu Phúc, Phó tổng giám đốc thường trực Công ty CP cảng Quy Nhơn.

Theo ông Phúc, cảng kiểm soát tải trọng xe ra vào cảng. Đối với hàng quy cách (hàng bao, 50kg/bao) thì kiểm tra bằng phiếu cân, hàng rời (cát, sắn, mì lát…) kiểm tra qua cân nhưng để xác định chi phí bốc xếp. Ông Phúc tỏ ra ngạc nhiên trước thực trạng xe “rụt chân” ăn gian tải trọng này. “Nếu xe chạy ở ngoài thì thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan chức năng (CSGT, TTGT); trong cảng thì tôi sẽ cho kiểm tra lại”, ông Phúc nói.

Tương tự, ông Liễu Minh Hoài, Phó giám đốc Cảng vụ Hàng Hải Quy Nhơn (đơn vị đóng ngay trước cổng cảng) khẳng định, công tác triển khai kiểm soát tải trọng tại các cảng biển trên địa bàn được triển khai thường xuyên. Cảng vụ vừa phối hợp, vừa tiến hành độc lập giám sát hàng ngày và đột xuất về tải trọng để tránh tình trạng đối phó tại Cảng Quy Nhơn. Ông Hoài cũng tỏ ra ngạc nhiên và thừa nhận không biết gì về các xe tải 5 trục này, việc các xe này “rút giò lên” với mục đích gì.

Khó xử lý?

Ông Hoài cho rằng, Cảng Quy Nhơn cũng đã ký cam kết không bốc xếp hàng hóa quá tải trọng. Nhưng việc kiểm tra hàng bao được tiến hành “thủ công” qua kiểm soát phiếu. Đây là kẽ hở khiến nhiều đơn vị vận tải “phù phép” giữa phiếu bốc xếp hàng và hóa đơn vận chuyển được ký kết tại quán cà phê trên QL19 cách cổng cảng chừng hơn trăm mét (Báo Giao thông đã phản ánh).

Theo Trung tá Ngô Đức Hoài, Phó trưởng phòng CSGT đường bộđường sắt Công an tỉnh Bình Định, muốn xử lý loại xe quá tải “trá hình” này phải có bằng chứng xác thực như ghi hình để xử lý thì tài xế mới tâm phục, nhưng biện pháp đó không khả thi. Hình thức chở quá tải này chủ yếu phụ thuộc vào ý thức của lái xe và chủ phương tiện. Để xử lý tình trạng này việc tuyên truyền ý thức cho lái xe và doanh nghiệp đóng vai trò quyết định.

Ông Nguyễn Quả, Chánh TTGT Bình Định cho rằng, xử lý xe quá tải “tàng hình” này rất khó. Chỉ cần thấy lực lượng chức năng thì tài xế sẽ hạ trục xuống đối phó. Cần có cơ chế và quy định thích hợp trong công tác đăng kiểm loại xe rút giò này mới tránh được việc quá tải “tàng hình”.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.