• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

“Lên đời” hệ thống báo hiệu đường thủy

05/03/2018, 06:32

Cục Đường thủy nội địa Việt Nam lần đầu tổng rà soát để sắp xếp lại hệ thống phao tiêu, báo hiệu đường thủy...

8

Cục ĐTNĐ đã gắn định vị GPS lên gần 2.000 đèn tín hiệu gắn trên phao, cột báo hiệu đường thủy để theo dõi từ xa

Đồng thời, nỗ lực ứng dụng vật liệu mới, phương thức quản lý từ xa để làm nền tảng ứng dụng công nghệ tự động vào quản lý hạ tầng và phục vụ vận tải thủy.

Vẫn nơi thừa, chỗ thiếu

Trực tiếp thị sát tuyến sông Cầu đoạn Km50 - Km52, giáp ranh xã Vân Hà, huyện Việt Yên, Bắc Giang và phường Vạn An, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, PV Báo Giao thông ghi nhận, khu vực này không khác một làng nổi trên sông. Gần 100 phương tiện thủy lớn, nhỏ được người dân dùng làm nhà ở, ngày đêm neo đậu dọc hai bờ, có chỗ neo đậu hàng 3-4 lấn luồng, bến đò ngang. Trong khi nhiều tàu to chạy dọc tuyến không giảm tốc độ khiến dân làng nổi mất ăn, mất ngủ vì sóng lớn.

Ngay trong tháng 3/2018, Cục ĐTNĐ Việt Nam sẽ hoàn thành việc rà soát hệ thống báo hiệu đường thủy để điều chỉnh, sắp xếp lại và lập hồ sơ quản lý. Trên cơ sở đó sẽ xây dựng đề án nâng cao chất lượng, hiện đại hóa toàn hệ thống phao tiêu, báo hiệu.

Ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng thôn Nguyệt Đức (xã Vân Hà, Bắc Giang) - quản lý một phần làng nổi cho biết, từng có trường hợp phương tiện của làng nổi bị chìm vì gặp sóng của tàu dọc tuyến gây ra. “Đoạn sông này cũng giống như khu đông dân cư trên đường bộ, nhưng không thấy có biển báo cấm, hạn chế tạo sóng, biển cảnh báo nguy hiểm để hạn chế tai nạn cho phương tiện của dân làng”, ông Hải nói và cho biết, không ít trường hợp dân làng ném gạch, đá lên tàu chạy dọc tuyến vì tàu chạy nhanh, gây sóng lớn.

Ngược với trường hợp thiếu báo hiệu trên, một số đoạn sông Lô qua tỉnh Phú Thọ lại xảy ra tình huống thừa báo hiệu. Đơn cử, đoạn qua huyện Phù Ninh, TP Việt Trì có thời điểm mọc lên nhiều biển báo cấm phương tiện thủy neo đậu. Đáng nói, theo đơn vị quản lý luồng tuyến, các biển báo hiệu này không phải do ngành đường thủy cắm mà do địa phương cắm với mục đích chống... khai thác cát trái phép.

Cũng vì vậy, trong thời gian dài, các biển báo hiệu không được sơn sửa, duy trì màu sắc theo quy chuẩn báo hiệu. Ngoài ra, PV cũng được chứng kiến không ít trường hợp phương tiện thủy lưu thông không theo phao tiêu, báo hiệu dẫn luồng, mà đi bên ngoài luồng.

Ông Trần Văn Khang, thuyền viên tàu VP-1363 kể, nhiều đoạn sông Hồng vào mùa nước cạn bị chuyển luồng rất nhanh, có khi phao dẫn luồng không di chuyển kịp, nên nếu chỉ đi theo phao, báo hiệu có khi mắc cạn.

Đề cập vấn đề trên, ông Nguyễn Văn Loan, Phụ trách Phòng Quản lý kết cấu hạ tầng, Cục ĐTNĐ Việt Nam thừa nhận, thực tế có những luồng, vị trí đường thủy mà phương tiện không đi theo báo hiệu hoặc báo hiệu không phù hợp với thực tế luồng.

Cấp thiết hiện đại hóa

Theo ông Dương Hải Thanh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Quản lý bảo trì ĐTNĐ số 4, hệ thống phao tiêu, báo hiệu trên các tuyến hơn 350km đường thủy do đơn vị quản lý bảo trì hiện tình trạng “xôi đỗ”, đan xen giữa các báo hiệu có tuổi đời 10-20 năm và báo hiệu mới. “Phao tiêu, báo hiệu được lắp đặt theo tình huống thực địa. Tuy nhiên, hầu hết các báo hiệu đã được lắp đặt, bố trí trong nhiều năm, trong khi diễn biến đường thủy có sự thay đổi nên cũng xảy ra các tình huống báo hiệu bất hợp lý. Có những luồng báo hiệu quá thưa, có đoạn lại quá dày... không thuận tiện cho phương tiện lưu thông”, ông Thanh nói.

Ông Phạm Văn Phả, Giám đốc Công ty CP Quản lý đường sông số 3 nêu thực trạng một số tuyến đường thủy ở Quảng Ninh không xác định được đâu là luồng do thiếu phao, báo hiệu. “Trước đây, do điều kiện kinh phí khó khăn nên việc bố trí báo hiệu, phao tiêu trên luồng qua vịnh Hạ Long, Bái Tử Long chưa đầy đủ theo quy chuẩn. Đến nay, có những đoạn báo hiệu vẫn rất thưa, gần 10km chỉ có 2 quả phao ở vị trí đầu luồng. Có đoạn mênh mông là nước, không có gì một bên núi để cắm báo hiệu, song cũng không có phao để xác định được luồng để phương tiện lưu thông”, ông Phả cho biết.

Cũng theo ông Phả, vài năm gần đây, luồng tuyến do đơn vị quản lý là nước mặn nên mức độ ăn mòn báo hiệu, phao tiêu bằng sắt nhanh hơn so với các khu vực khác. Gần đây, đơn vị phải đầu tư nhiều hơn cho thiết bị, phương tiện phục vụ quản lý bảo trì phao tiêu, báo hiệu, nhưng định mức, đơn giá ca máy phục vụ bảo trì vẫn giữ như nhiều năm trước, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Theo Cục ĐTNĐ Việt Nam, trên đường thủy quốc gia hiện có hơn 18.000 phao, báo hiệu (chủ yếu làm bằng sắt) được bố trí trong các giai đoạn khác nhau. Gần đây, Cục đã hiện đại hóa bằng cách gắn định vị GPS, hiện có gần 2.000 đèn báo hiệu trên phao, gắn tại cầu. Thiết bị định vị này tự động truyền tín hiệu về trung tâm giám sát của Cục, tự động cảnh báo để xử lý khi phao di chuyển khỏi vị trí hoặc bất thường về trạng thái tín hiệu.

Liên quan những bất cập tổ chức báo hiệu đường thủy, ông Nguyễn Văn Loan cho biết, đang chỉ đạo các bộ phận chức năng khẩn trương rà soát toàn bộ hệ thống phao tiêu, báo hiệu để điều chỉnh, sắp xếp lại cho phù hợp thực tế và đẩy mạnh việc dùng phao nhựa, gắn định vị GPS lên đèn báo hiệu trên phao. 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.