Xã hội

Trở lại điểm cao Charlie và Delta lịch sử

04/02/2023, 08:00

Ký ức hào hùng về trận đánh khốc liệt trên đỉnh đồi Charlie và Delta 51 năm về trước vẫn ghi dấu mãi trong tâm trí nhiều người.

Nơi rừng thiêng nước độc bi hùng một thời giờ đang đổi thay từng ngày.

Hai điểm cao anh dũng

Dẫn chúng tôi đi thăm Điểm cao 1015 (Charlie) và 1049 (Delta), ông Trần Văn Tiên, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum kể lại: Vào một chiều đầu tháng, có hai người lính già tình cờ ghé thăm Phòng Văn hóa Thông tin huyện Sa Thầy.

img

Anh hùng Lực lượng vũ trang, Trung tướng Khuất Duy Tiến viếng thăm đồng đội ở đồi Charlie (Ảnh tư liệu)

Từ ngoài cửa, các ông đã nở nụ cười rất thân thiện và chủ động: “Chúng tôi là cựu chiến binh Trung đoàn 64, thuộc Sư đoàn 320A trực tiếp tham gia các trận đánh dãy Charlie. Chúng tôi về đây xem vùng đất ấy bây giờ đổi thay ra sao, và thắp nén tâm hương cho những đồng đội nằm lại”.

Giải THACO Marathon vì An toàn giao thông - Sa Thầy 2023 sẽ có 3 cung đường chạy.
Cự ly 42km, xuất phát từ SVĐ huyện Sa Thầy - đường Lê Duẩn rẽ trái ra Nguyễn Văn Cừ theo hướng đường dân sinh về núi Ngok Ring Rua, chạy tiếp theo hướng về khu di tích lịch sử - điểm cao 1049 và hướng lên đồi Charlie; Cuối cùng chạy theo hướng ĐT765 và về đích tại SVĐ huyện Sa Thầy.
Cự ly 21km, xuất phát từ SVĐ Sa Thầy - đường Lê Duẩn rẽ trái ra Nguyễn Văn Cừ chạy qua những cánh đồng lúa mênh mông, hướng về núi Ngok Ring Rua, vòng về hướng ĐT765 và về đích tại SVĐ huyện Sa Thầy.
Cự ly 10km, xuất phát từ SVĐ Sa Thầy - đường Lê Duẩn rẽ trái ra Nguyễn Văn Cừ hướng về phía núi Ngok Ring Rua; về đích tại SVĐ huyện Sa Thầy.
Cự ly 5km, xuất phát từ Sân vận động Sa Thầy - đường Lê Duẩn rẽ trái ra Nguyễn Văn Cừ, VĐV được trải nghiệm những mảng xanh ngút ngàn của thảm thực vật khi chạy ngang qua những cách đồng lúa mênh mông và về đích tại SVĐ huyện Sa Thầy.

Từ ngoài cửa, các ông đã nở nụ cười rất thân thiện và chủ động: “Chúng tôi là cựu chiến binh Trung đoàn 64, thuộc Sư đoàn 320A trực tiếp tham gia các trận đánh dãy Charlie. Chúng tôi về đây xem vùng đất ấy bây giờ đổi thay ra sao, và thắp nén tâm hương cho những đồng đội nằm lại”.

Trầm ngâm đôi chút rồi cựu chiến binh Nguyễn Trọng Luân bắt đầu kể về những trận đánh năm xưa. Sức hút từ mỗi chi tiết về quá trình vây ép, tấn công tiêu diệt địch trên dãy Charlie.

Điểm cao 1015 - Charlie là một mắt xích quan trọng trong tuyến phòng thủ dày đặc phía Tây sông Pô Cô. Nơi đây được Tiểu đoàn Dù 11, thuộc lực lượng dự bị chiến lược của Ngụy quyền Sài Gòn chốt giữ.

Chúng bố trí công sự dày đặc, nhiều tầng binh, hỏa lực mạnh, hình thành các cụm chốt vòng cung, hỗ trợ cho nhau, lại được pháo và máy bay chi viện ở mức độ cao.

Trận đánh tại điểm cao này bắt đầu lúc 10h ngày 12/4/1972. Trung đoàn Bộ binh 64 thuộc Sư đoàn 320A của ta, do Trung tá Khuất Duy Tiến - Trung đoàn trưởng (nguyên Tư lệnh Quân đoàn 3, sau được thăng cấp bậc Trung tướng) chỉ huy đã nổ súng tấn công.

Ta tập trung hỏa lực dồn dập bắn vào Sở chỉ huy và công sự địch, quân Ngụy phản kích quyết liệt, thế trận giằng co.

Liên tiếp các ngày sau đó ta bao vây, mở các đợt đột phá dũng mãnh, với quyết tâm tiêu diệt cao điểm này.

Đến 13h ngày 15/4/1972, ta đã làm chủ hoàn toàn Điểm cao 1015, diệt gọn Tiểu đoàn 11 Lữ đoàn dù của địch, bắn rơi 20 máy bay các loại.

Tại Điểm cao 1049 - Deta do Tiểu đoàn Dù số 2 (thuộc Lữ đoàn Dù II) Quân lực Việt Nam Cộng hòa chiếm giữ.

Từ ngày 30/3/1972, Trung đoàn Bộ binh 52 và Tiểu đoàn 1 (Trung đoàn 48), Tiểu đoàn 19 Đặc công thuộc Sư đoàn 320A, do Thiếu tá Hồ Hải Nam, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Bộ binh 52 chỉ huy, cùng với quân và dân địa phương đã tiến hành vây lấn, siết chặt ép địch co cụm.

Trận đánh tại cao điểm này diễn ra giằng co và vô cùng khốc liệt. Đến ngày 21/4/1972, ta đã làm chủ Điểm cao 1049.

Đi cùng cựu chiến binh Nguyễn Trọng Luân, người lính già Phạm Huy Tưởng chia sẻ, đây là những trận đánh then chốt, mở màn cho chiến dịch Xuân - Hè năm 1972 trên mặt trận Tây Nguyên, nên chiến thắng trong các trận đánh này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Ông Trần Văn Tiên kể, năm 2017, Ban Liên lạc Đại đoàn đồng bằng và cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 320 đã xây dựng 2 nhà bia tưởng niệm tại 2 điểm cao này.

Cùng dịp này, Trung tướng Khuất Duy Tiến khi vào thăm điểm cao Charlie đã khóc khi thắp hương cho đồng đội tại chiến trường xưa.

Đổi thay trên mảnh đất Anh hùng

img

Đồi Charlie nơi các liệt sĩ đã anh dũng hy sinh để bảo vệ Tổ quốc

Năm nào cũng vậy cứ gần đến ngày giải phóng tỉnh Kon Tum (9/2/1913 - 9/2/2023), cựu chiến binh Nguyễn Ngọc Hưng, nhà ở thôn 4, thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum lại dành một ngày đi thăm những nơi từng là chiến địa ác liệt trong chiến tranh, thăm những người đồng đội, đồng chí của mình năm xưa.

“Trước đây, đường đi không có, còn bây giờ có khác gì đường thành phố đâu. Từ năm 2001 trở lại đây, đời sống người dân ngày càng khấm khá”, ông Hưng nói và cho biết, mỗi tháng gia đình ông thu nhập khoảng 45 triệu đồng từ việc khai thác mủ 10ha cao su, kinh tế dư giả.

Ông Trần Phú Lợi, nguyên Phó chánh án TAND huyện Sa Thầy, là một trong những người gắn bó, chứng kiến sự đổi thay theo năm tháng của huyện Sa Thầy, cho biết, năm 1997, khi được phân công từ Bắc vào huyện Sa Thầy công tác, ông phải lặn lội đi xe máy trên con đường đá cấp phối từ trung tâm tỉnh Kon Tum, vượt 30km mới vào đến trung tâm huyện.

Mỗi lần đi công tác tới các xã vùng sâu như Mô Rai, phải mất 3 - 5 ngày. Nhiều địa bàn của huyện như ốc đảo bởi giao thông chia cắt.

Từ những năm 2005, tuyến TL674 được Nhà nước đầu tư xây dựng và giờ đây thêm con đường QL14C đã được nâng cấp và hoàn thành giúp nhiều địa phương huyện Sa Thầy thoát khỏi tình trạng biệt lập, việc đi lại, giao thương của người dân trở nên thuận lợi.

Bà Rơ Châm Lan, Phó chủ tịch UBND huyện Sa Thầy cho biết, từ một địa phương có 11 xã thì có tới 7 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, đến nay huyện đã phá được thế ngõ cụt. Hệ thống giao thông của địa phương kết nối với tuyến QL14C chạy dọc biên giới với nước bạn Campuchia, sang huyện Ngọc Hồi hay xuôi xuống huyện Ia H’Drai đều thông suốt.

“Có đường, có điện, giao thương đã kích thích sản xuất nông nghiệp phát triển. Sa Thầy giờ đã là vùng sản xuất nông nghiệp lớn của tỉnh Kon Tum với trên 7.000ha sắn, gần 12.000ha cao su…”, bà Lan chia sẻ và cho biết, trên địa bàn huyện đã có 2 nhà máy chế biến tinh bột sắn và 3 nhà máy chế biến mủ cao su, đảm bảo việc thu mua nông sản cho nông dân.

Đến nay thu nhập bình quân đầu người của địa phương đạt hơn 40 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 14%, có 3 xã là Sa Sơn, Sa Nhơn và Sa Nghĩa đạt chuẩn nông thôn mới.

Thị trấn Sa Thầy nhỏ bé ngày nào, trong chiến tranh có sân bay dã chiến Kleng là địa bàn giằng co ác liệt giữa ta và địch giờ đã mang vóc dáng đô thị với 11.000 dân...

Giải Marathon vì ATGT 2023 diễn ra ở Sa Thầy

Ngày 12/2 tới, Ủy ban ATGT Quốc gia phối hợp cùng Báo Giao thông, UBND huyện Sa Thầy tổ chức giải THACO Marathon Vì An toàn giao thông - Sa Thầy 2023. Đây là sự kiện thường niên nằm trong chuỗi các hoạt động của Năm An toàn giao thông, đồng thời diễn ra vào thời điểm kỷ niệm 110 năm thành lập tỉnh Kon Tum (9/2/1913 - 9/2/2023).

THACO Marathon Vì An toàn giao thông - Sa Thầy 2023 có 4 cự ly: 5km, 10km, 21km và 42km theo các đường mòn dân sinh xuất phát và đích đến quay về Sân vận động Sa Thầy. 4 cự ly đều lột tả những cung đường mà Quân đội Nhân dân Việt Nam từng hành quân. Trong đó, cự ly 42km đi qua những địa điểm lịch sử như Điểm cao 1015 (đồi Charlie) và Điểm cao 1049 (đồi Delta)… Dự kiến giải sẽ thu hút khoảng 1.000 VĐV trên cả nước tham gia tranh tài.

Ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia cho hay, để tạo sự lan toả rộng lớn trên cả nước, mỗi năm Giải Marathon vì ATGT sẽ được tổ chức ở một địa phương khác nhau, trong đó ưu tiên lựa chọn những tỉnh, thành kinh tế - xã hội còn khó khăn, ít có điều kiện tổ chức các hoạt động, sự kiện tuyên truyền ATGT lớn.

Năm 2023 cũng là năm Kon Tum kỷ niệm 110 năm ngày thành lập (9/2/1913 - 9/2/2023) với nhiều hoạt động ý nghĩa khác thu hút đông đảo sự quan tâm của người dân địa phương.

“Bối cảnh như vậy sẽ mang đến sự lan tỏa mạnh mẽ hơn ý nghĩa của Giải Marathon vì ATGT, giúp hoạt động tuyên truyền về ATGT được tiếp cận sâu rộng đến nhân dân tỉnh Kon Tum, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về ATGT của người dân, qua đó kéo giảm TNGT. Việc lựa chọn đường chạy Sa Thầy còn mang ý nghĩa giáo dục lịch sử, đồng thời hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế địa phương”, ông Hùng cho biết.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.