Nghị định nêu rõ giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%.
Mức giảm này sẽ không áp dụng với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ như: Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất; Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt; Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 đến hết ngày 31/12.
Việc giảm thuế GTGT sẽ góp phần giảm giá thành hàng hóa, dịch vụ (Ảnh minh hoạ)
Ước tính, khi đưa thuế GTGT về 8% trong nửa cuối năm nay, ngân sách Nhà nước sẽ hụt thu khoảng 24.000 tỷ đồng.
Theo Bộ Tài chính, việc giảm thuế GTGT sẽ góp phần giảm giá thành hàng hóa, dịch vụ, từ đó thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và phục hồi kinh tế trong năm 2023.
Việc giảm 2% thuế giá trị gia tăng sẽ có lợi trực tiếp cho người dân, giảm giá bán của hàng hóa và dịch vụ chịu thuế suất 10%, từ đó giảm chi phí tiêu dùng của người dân.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng thuế suất 10%, họ sẽ được hưởng lợi từ chính sách này. Việc giảm thuế GTGT sẽ giúp giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, từ đó hỗ trợ doanh nghiệp trong việc phục hồi và mở rộng sản xuất kinh doanh.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận