• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Vỉa hè - Lợi lớn, phạt nhẹ, vi phạm càng phình to

10/03/2016, 13:09

Chuyện trả vỉa hè cho người đi bộ không mới, bất chấp những hô hào, ra quân xử lý, đâu lại vào đấy.

12

Xe máy đỗ kín vỉa hè khiến người đi bộ phải bước xuống lòng đường. (Trong ảnh: Một hộ dân buôn bán lấn chiếm vỉa hè làm chỗ để xe cho khách tại phố Bát Đàn, Hà Nội) - Ảnh: Khánh Linh

Chuyện trả vỉa hè cho người đi bộ không mới, song lâu nay, bất chấp những hô hào, ra quân xử lý, đâu lại vào đấy. Phải chăng, vì mối lợi quá lớn từ vỉa hè trong khi mức xử phạt cũng chỉ như “gãi nhẹ”?

Một vốn… vài chục lời

Với người kinh doanh, “một vốn, bốn lời” đã là tốt lắm, nhưng với kinh doanh trên vỉa hè cũng “một vốn”, nhưng số tiền lời có khi gấp nhiều lần. Theo ông Nguyễn Chí Việt, Phó chủ tịch phường Nguyễn Thái Bình (quận 1), trên địa bàn phường, vỉa hè đang được cấp phép sử dụng tạm thời giữ xe với giá 12.000 đồng/m2/tháng. Đối với những nơi được phép để bày bán hàng hoặc xây cất trên đất công, trên đường phố, khu vực công viên, dịch vụ… mức thu áp dụng 15 - 24.000 đồng/m2/tháng.

Thực tế khảo sát tại 1 điểm trông giữ xe trên vỉa hè rộng 100m2 tại phường Nguyễn Thái Bình (giá thuê 1,2 triệu đồng/tháng) mỗi ngày điểm trông giữ xe này nhận khoảng 200 lượt xe máy đến giữ thì số tiền thu về đã lên đến cả triệu đồng. Được biết, trên địa bàn phường Nguyễn Thái Bình, hiện có 124 điểm đã được cấp phép giữ xe trên vỉa hè. Số tiền Nhà nước thu về quá nhỏ, trong khi người dân đã từ lâu không biết cái gọi là “vỉa hè thông thoáng” là gì.

Tiền cho thuê vỉa hè không đủ bồi dưỡng cộng tác viên quản lý… vỉa hè

Chuyện thật như đùa này được chính ông Trần Thế Thuận, Chủ tịch UBND quận 1, TP HCM xác nhận. Cụ thể, theo ông Thuận, mức phí thu được (thực hiện theo Quyết định 964 của UBND thành phố có hiệu lực từ ngày 24/12/1991) thì không “thấm tháp” vào đâu, thậm chí còn không đủ bồi dưỡng sinh hoạt cho đội ngũ cộng tác viên, những người làm nhiệm vụ quản lý các khu giữ xe chứ nói gì đến việc đóng góp cho ngân sách… Từ đây, ông Thuận cho biết, quận đã chỉ đạo các phòng chức năng rà soát lại và sẽ có văn bản đề xuất lên thành phố một cách cụ thể về việc chấm dứt thu phí lòng đường, vỉa hè.

Còn trên địa bàn Hà Nội, theo tìm hiểu của PV, một điểm trông xe ở phường Phúc La, đoạn trước cổng Viện Bỏng Quốc gia đã vì mối lợi mà chiếm hết vỉa hè, buộc người dân muốn đi qua khu vực này thì chỉ còn cách… xuống lòng đường.

Việc cấp phép trông giữ xe choán hết vỉa hè kia lại càng không đáng khi trao đổi với Báo Giao thông, ông Nguyễn Quang Lý, Phó chủ tịch UBND phường Phúc La cho biết, bãi trông giữ xe này được UBND phường ký hợp đồng trông giữ với ông Cường (HTX Cường Liên) với giá 3 triệu đồng/tháng theo hợp đồng ký năm 2011.

Dễ thấy, phường chỉ thu về được số tiền ít ỏi 3 triệu đồng/tháng. Đổi lại, hàng nghìn người dân đi lại qua đây phải đối mặt với nguy cơ mất ATGT khi phải đi bộ dưới lòng đường. Đó là chưa nói đến việc dù ông Lý khẳng định, “phường Phúc La đã quy định diện tích, sơ đồ đàng hoàng; Yêu cầu mức thu phí rõ ràng với từng loại phương tiện. Xe máy thu 3.000 đồng/lượt, ô tô thu 10.000 đồng/lượt” song trên thực tế, một xe ô tô gửi tại đây đều bị thu 30.000 đồng, một xe máy bị thu 5.000 đồng. Ước tính chỉ trong một buổi sáng, tại đây luôn có cả trăm chiếc xe máy và chục chiếc ô tô được đưa vào gửi. Với mức phí như vậy, trong khi chỉ đóng cho phường có 3 triệu đồng/tháng, có thể thấy ông chủ bãi giữ xe này đã thu về món lợi khủng thế nào.

Phạt cứ phạt, vi phạm lại hoàn vi phạm

Thực tế, những năm qua, Hà Nội, TP HCM và nhiều địa phương đã không ít lần triển khai các tuyến phố văn minh đô thị, cấm buôn bán, để xe trên vỉa hè, tuy nhiên việc này chỉ như... “đánh trống bỏ dùi”, sau một thời gian lại mai một dần. Cùng đó, không phải các cơ quan chức năng không biết các vi phạm như trông, giữ xe trái phép hoặc nếu có phép thì lại quá diện tích quy định, giá thu quá cao. Đại diện Sở GTVT Hà Nội cho biết, đã rất nhiều lần ra quân xử lý vi phạm lấn chiếm vỉa hè. Tuy nhiên, như ghi nhận của PV Báo Giao thông, vi phạm vẫn hoàn vi phạm. Thực tế, hầu hết các điểm trông giữ xe ở khu vực phố: Đinh Lễ, Nguyễn Xí, Đinh Tiên Hoàng… đều bị các lực lượng chức năng của Sở GTVT Hà Nội xử phạt nhiều lần và yêu cầu chấn chỉnh nhưng chỉ hôm trước, hôm sau đâu lại vào đấy.

Tình trạng tương tự cũng xảy ra với các hộ dân trông xe tự phát, không được cấp phép. Trao đổi về vấn đề này, ông Phạm Thanh Tùng, Phó phòng Quản lý Giao thông đô thị, Sở GTVT Hà Nội cho chúng tôi xem một danh sách dài các hộ gia đình tự ý lấn chiếm hè phố làm điểm trông giữ phương tiện bị xử lý. “Các trường hợp này đều bị phạt tiền từ 2,5 - 5 triệu đồng song một thời gian lại tái phạm”, ông Tùng nói.

Cũng như vậy, theo ông Nguyễn Chí Việt, Phó chủ tịch phường Nguyễn Thái Bình (quận 1, TP HCM), trên địa bàn có 124 điểm được cấp phép giữ xe trên vỉa hè, thế nhưng chỉ trong năm 2015, đã xử phạt hơn 600 trường hợp vi phạm TTATGT và vệ sinh môi trường với số tiền hơn 140 triệu đồng nhưng vi phạm vẫn tái diễn.

Ông Phạm Nam Sách, Tổ trưởng Tổ Trật tự đô thị phường Bến Thành cho hay, năm 2015, phường đã xử lý 66 trường hợp chiếm dụng hè phố làm nơi trông giữ xe, xử phạt 213 triệu đồng; Phạt hơn 1.300 trường hợp để xe máy ở lòng đường, vỉa hè số tiền 203 triệu đồng; Phạt hơn 130 trường hợp kinh doanh, bày bán, tập kết hàng hóa trên hè phố gây cản trở giao thông với số tiền hơn 320 triệu đồng… Cá biệt, có những hộ kinh doanh, chiếm dụng vỉa hè bị phạt nặng như trường hợp quán nhậu Sài Gòn Xưa và Nay (trên đường Nguyễn Trung Trực) bị phạt tới 50 triệu đồng, hay bãi giữ xe đường Phan Chu Trinh bị phạt gần 100 triệu đồng. Thế nhưng, có lẽ vì mối lợi quá lớn từ khai thác kinh doanh trên vỉa hè, nên hiện tượng vi phạm trong sử dụng vỉa hè, lòng đường vẫn không hề giảm.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.