• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Quy trình ứng cứu hiệu quả người gặp vấn đề sức khỏe trên biển

29/10/2024, 15:45

Trong trường hợp cần cứu nạn người dân đang gặp sự cố về sức khoẻ trên biển, công tác cứu nạn cần sự phối hợp để người bị nạn được trợ giúp y tế nhanh nhất.

Với 3.260km đường bờ biển và diện tích khoảng 1 triệu km2, kinh tế biển là một trong những lĩnh vực được Việt Nam ưu tiên đầu tư, chú trọng phát triển.

Thế nhưng, việc hoạt động trên biển cũng thường trực nhiều rủi ro, đặc biệt trong các bối cảnh ngư dân/thuyền viên hoạt động trên biển gặp các vấn đề về sức khoẻ, công tác cứu nạn khẩn cấp là một trong những thách thức.

Quy trình ứng cứu hiệu quả người gặp vấn đề sức khỏe trên biển- Ảnh 1.

Việc cứu nạn người gặp sự cố về sức khoẻ trên biển phải có sự phối hợp nhịp nhàng từ lực lượng cứu nạn và phía tàu có người bị nạn.

Hiện nay, lực lượng cứu nạn trên biển có sự tham gia phối hợp của nhiều bên, từ Trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải VN (VMRCC), các lực lượng biên phòng, cảnh sát biển, kiểm ngư… để đảm bảo việc cứu nạn, cứu hộ cho người dân đạt hiệu quả cao nhất.

Theo các chuyên gia, với công tác tìm kiếm cứu nạn trong những trường hợp tai nạn, sự cố trên biển, phương châm "bốn tại chỗ" (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ) được đánh giá là hiệu quả nhất.

Tuy nhiên, đối với những trường hợp người bị nạn bị chấn thương, tai nạn lao động hay bệnh tật, cần được cấp cứu và đưa vào bệnh viện điều trị kịp thời lại cần có các phương án hỗ trợ để việc cứu hộ đạt hiệu quả cao nhất.

Thông thường, công tác cứu nạn sẽ đi theo các quy tắc và từng bước riêng, từ việc tiếp nhận thông tin, xác minh thông tin, đánh giá tình huống, lập kế hoạch tìm kiếm cứu nạn và thực hiện.

Cụ thể, theo đại diện VMRCC, trong các trường hợp này, sau khi tiếp nhận thông tin báo nạn, lực lượng cứu nạn sẽ hướng dẫn người bị nạn kết nối với lực lượng y tế để được hướng dẫn các phương án sơ, cấp cứu cho nạn nhân, có thể sử dụng các loại thuốc, thiết bị y tế có sẵn trên tàu.

Nếu đánh giá tình huống của nạn nhân cần phải đưa vào bệnh viện điều trị càng sớm càng tốt, công tác cứu nạn sẽ được triển khai. Các tàu sẽ được hướng dẫn hành trình về bờ. Cùng lúc này, lực lượng cứu nạn sẽ xuất phát từ bờ bằng tàu chuyên dụng, có thể đưa các y, bác sĩ đi cùng.

"Trong điều kiện hành hải bình thường, hoặc ít nhất khoảng 15 hải lý/giờ, thời gian để hai tàu gặp nhau sẽ được rút ngắn đáng kể. Điều này cũng tăng cơ hội cho nạn nhân được tiếp xúc và hỗ trợ y tế kịp thời", đại diện VMRCC thông tin.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.