• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Báo giao thông An toàn giao thông

Hệ thống nhận dạng tự động (AIS) hỗ trợ hiệu quả cho cứu nạn tàu thuyền

An toàn giao thông

Hệ thống nhận dạng tự động (AIS) hỗ trợ hiệu quả cho cứu nạn tàu thuyền

30/10/2024, 20:18

AIS (thiết bị nhận dạng tự động) là hệ thống dùng để thông báo tên, vị trí, hướng đi và tốc độ tàu thuyền trong lĩnh vực hàng hải.

Trong ngành hàng hải hiện nay, gắn thiết bị AIS đóng vai trò quan trọng trong việc giúp tàu biển tránh va chạm, đặc biệt là vào ban đêm hoặc trong sương mù. AIS giúp hiển thị vị trí tàu thuyền, số hiệu, kích thước, thông tin chi tiết về hành trình của tàu… Khi đó, các tàu có thể phát hiện ra các tàu khác trong vùng lân cận.

Hệ thống nhận dạng tự động (AIS) hỗ trợ hiệu quả cho cứu nạn tàu thuyền- Ảnh 1.

Trang bị hệ thống nhận dạng AIS, tàu thuyền có thể trao đổi thông tin chi tiết để xác định vị trí, lựa chọn hướng đi an toàn, giảm nguy cơ tai nạn hàng hải. Đồng thời, hệ thống giúp công tác cứu nạn trên biển hiệu quả, nhanh chóng hơn (Ảnh minh hoạ).

Theo quy định của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO), tất cả các tàu hoạt động trên tuyến đường biển quốc tế, có tổng dung tích từ 300 GT trở lên, không phân biệt kích cỡ sẽ phải trang bị hệ thống AIS.

Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển (SOLAS) quy định, hệ thống AIS của tàu phải luôn hoạt động 24/7 ngay cả khi tàu đang trong hành trình hoặc neo đậu.

Đại diện Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng cho biết, AIS sử dụng công nghệ băng tần của VHF để trao đổi thông tin hàng hải giữa các tàu và giữa tàu với các trạm bờ biển. Hệ thống AIS làm giảm nguy cơ đâm va giữa các tàu trên biển.

Do đó, khi tàu gắn thiết bị AIS, bất cứ đơn vị nào tại bờ như cảng vụ hàng hải, kiểm ngư, Đài Thông tin duyên hải, trung tâm cứu nạn, hay các tàu thuyền trên biển… có lắp đặt thiết bị thu nhận tín hiệu đều có thể thu được tín hiệu của AIS với khoảng cách có thể 30-50 hải lý, tuỳ từng điều kiện thời tiết.

Bởi thế, việc lắp đặt thiết bị AIS trợ giúp tích cực cho công tác tìm kiếm cứu nạn trên biển. Theo các chuyên gia, trong những trường hợp tàu gặp sự cố, lực lượng chức năng có thể định vị được vị trí của tàu bị nạn nhanh chóng nhờ AIS.

Điều này giúp rút ngắn thời gian tìm vị trí của tàu. Các đơn vị tìm kiếm cứu nạn sẽ biết được cụ thể số hiệu của tàu và vị trí tàu bị nạn để điều động những tàu gần nhất đến hỗ trợ. Do đó, xác suất cứu nạn kịp thời cao hơn so với việc phải "mò kim đáy bể" tìm vị trí tàu bị nạn.

Hai chức năng cơ bản của AIS là giúp kiểm soát vị trí của tàu một cách chính xác để tránh các tàu bị va chạm vào nhau và quản lý lưu lượng tàu qua lại, giúp chính quyền cảng tại nơi có tàu đi qua có thể kiểm soát tàu dễ dàng, tiện lợi hơn. Có khoảng 99% tàu thương mại trên toàn thế giới hiện nay sử dụng hệ thống AIS.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.